|
LAZADA - Mua Sắm Online
Mua sắm trực tuyến với giá rẻ nhất tại Lazada ![]() |
đầu. Nó nâng con búp bê bằng hai tay và hớn hở quay ra.
Quỳnh định quay lại ngồi nói chuyện với Nga nhưng thằng bé đã níu tay anh:
– Anh coi giùm đôi giày của em đi ! Em đi trượt ngay bây giờ !
Quỳnh lúng túng chưa biết quyết định như thế nào, Nga đã lên tiếng:
– Anh sửa giùm cho thằng bé đi !
Thế là Quỳnh lại quay lại chiếc bàn cạnh cửa sổ. Lần này thì anh vớ lấy chiếc kềm, lay lay, vặn vặn.
Nga ngồi yên trên ghế, lặng lẽ quan sát Quỳnh. Lúc ở nhà, bên cạnh những đứa bé, Quỳnh chẳng giống một chút nào với hình ảnh của anh trong lớp. Anh như trở thành một con người khác. Trông anh nhanh nhẹn, cởi mở và tự tin hơn. Nga có cảm giác khi ở trong khung cảnh quen thuộc của mình, Quỳnh đã trút bỏ vẻ lúng túng, rụt rè thường nhật một cách dễ dàng như người ta cởi bỏ một chiếc áo.
Rõ ràng những đứa trẻ rất yêu mến Quỳnh. Chúng không bao giờ chọc ghẹo Quỳnh như cảnh Nga thường thấy ở trường. Chúng đáp lại tình yêu dịu dàng của anh bằng sự trân trọng và lòng tin cậy chân thành. Đối với chúng, căn nhà nhỏ bé của anh hẳn rất ấm cúng và thân thuộc.
Ngay cả Ngoạn cũng vậy. Vừa bước vào nhà, nó đã quên phắt mất Nga. Nó chúi mũi vào mấy thứ đồ gỗ, cưa cưa đục đục và chết chìm luôn trong trò chơi với hai đứa bạn, bỏ mặc Nga ngồi một mình.
Nga đang ngồi nghĩ vẩn vơ thì Quỳnh bước lại. Anh đã sửa xong chiếc giày trượt cho thằng bé và nó đang phóng vù ra khỏi nhà với đôi giày trên tay, mặt mày rạng rỡ như sắp đi dự hội.
– Xin lỗi Nga nghen !
Quỳnh vừa ngồi xuống ghế vừa nói.
– Lỗi gì đâu ! – Nga chớp mắt, và hỏi – Bạn anh đấy hả ?
– Đâu ?
– Những đứa trẻ ấy !
Quỳnh chợt hiểu ra. Anh cười:
– Ừ, bạn hằng ngày của tôi đấy. Tụi nó rất dễ thương.
Nga bâng khuâng hỏi:
– Anh không có bạn lớn hơn à ? Bạn cùng tuổi ấy !
Quỳnh gãi cằm:
– Bạn lớn hơn à ? Thiếu gì ! Tôi có tới bốn chục người bạn lận !
Nga tưởng thật:
– Ở đâu nhiều vậy ?
– Lớp mình đấy.
Nga khịt mũi:
– Lớp mình thì nói làm gì !
– Sao lại không nói ! Như Nga chẳng hạn. Nga chẳng phải bạn tôi là gì !
Nga vuốt tóc:
– Nhưng mà những người khác có ai đến đây không ?
Giọng Quỳnh chợt chùng xuống:
– Không. À, gần đây thì có Luận.
– Luận ? – Nga tròn xoe mắt, nó tưởng Quỳnh nói lộn.
Nhưng Quỳnh gật đầu:
– Ừ.
Nga vẫn chưa hết kinh ngạc:
– Luận đến đây làm gì ?
– Thì đến… chơi.
– Luận mà đến chơi với anh ?
– Ừ.
– Nó không trêu anh chứ ?
Quỳnh cười:
– Luận chán trò đó rồi. Bây giờ, ngay cả ở lớp, Luận cũng đâu có trêu tôi nữa.
Nga sực nhớ ra, bèn gật gù:
– Ừ hén ! Hèn gì mấy hôm nay Nga thấy nó hiền khô. Nhưng mà Nga ghét thằng đó.
– Tại vì nó hay chọc Nga chứ gì ?
Nga “hứ” một tiếng:
– Nó chỉ chọc Nga trước đây thôi. Từ khi Nga làm mặt dữ, nó hoảng hồn, thôi luôn. Nó quay sang chọc anh.
– Nhưng bây giờ nó cũng “thôi” tôi luôn rồi.
Nga cười khúc khích:
– Vì vậy nên Nga bớt ghét nó hơn. Còn ghét, nhưng ghét sơ sơ.
Quỳnh cũng cười xòa. Tự nhiên Nga thấy Quỳnh thật dễ mến. Hai vành tai quái dị và cái mũi đỏ của anh không còn khiến Nga thấy kỳ cục nữa. Trong một thoáng, Nga cảm thấy chúng bình thường như đã là con người thì ai cũng vậy.
Nói chuyện với Quỳnh một hồi, Nga đứng dậy định kêu Ngoạn ra về thì mẹ Quỳnh khệ nệ bưng lên một mâm chè, đon đả mời:
– Ở lại ăn chè đã cháu !
Hóa ra từ nãy đến giờ, mẹ Quỳnh lui cui nấu chè dưới bếp. Bà đặt mâm xuống trước mặt vị khách đặc biệt, niềm nở:
– Chè đậu xanh bác nấu, cháu ăn thử có ngon không ?
Nga chẳng biết nói gì. Nó dạ lí nhí trong miệng.
Trong khi đó, Quỳnh quay lại phía mấy đứa nhỏ:
– Lại ăn chè, các em !
Ngoạn ngoảnh lại. Bấy giờ nó mới sực nhớ đến Nga.
Nga đến nhà Quỳnh lần thứ hai gặp lúc Quỳnh vắng nhà. Lần này, Nga cũng đi với Ngoạn. Nó định ghé Quỳnh mượn cuốn bài tập vật lý.
Mẹ Quỳnh vẫn ngồi ở chỗ quen thuộc trước cửa nhà, đằng sau thùng thuốc lá. Thấy Nga tới, mắt bà sáng lên:
– Cháu đến chơi hả ? Bữa nay Quỳnh đi vắng. Nhưng cháu cứ vào nhà chơi đi !
Không gặp Quỳnh, Nga dã tính quay về. Nhưng nghe mẹ Quỳnh nói vậy, Nga đành theo Ngoạn vào nhà.
Bên cạnh bàn “làm việc” của Quỳnh đang xúm xít ba, bốn đứa trẻ. Chúng dang hì hục tháo lắp một cái máy gì đó.
Nga hỏi Ngoạn:
– Anh Quỳnh đi đâu, em biết không ?
– Ảnh đi làm.
– Làm gì vậy ?
– Ảnh đi…
Đang nói, Ngoạn bỗng ngừng bặt. Suýt chút nữa, nó đã khai với Nga chuyện anh Quỳnh đạp xe ba gác. Trong những buổi chiều trong tuần, anh Quỳnh chỉ ở nhà có hai ngày. Những ngày còn lại, hễ ăn cơm trưa xong là anh chạy qua nhà ông chú để… đi làm. Anh đã dặn Ngoạn, hễ chị Nga có hỏi thì bảo anh đi… đóng sách ở ngoài cửa hiệu. Vậy mà vừa rồi Ngoạn quên bẵng đi mất. Khi chị Nga thình lình hỏi, Ngoạn suýt buột miệng để lộ mọi chuyện.
Thấy Ngoạn ngắc ngứ, Nga sốt ruột:
– Làm gì mà em cà lăm vậy ? Hay là em cũng không biết ?
Đột nhiên Nga sực nhớ ra:
– À, chị biết rồi ! Ảnh đi đóng sách phải không ?
Đang ú ớ, nghe Nga hỏi vậy, Ngoạn mừng rơn. Nó gật đầu lia và nhìn Nga bằng ánh mắt tinh ranh:
– Đúng rồi ! Sao chị biết hay vậy ?
Nga lên giọng:
– Chị là bạn ảnh sao lại không biết !
Thấy điệu bộ hách xì xằng của Nga, Ngoạn cười thầm trong bụng. Đã mấy lần, Ngoạn tính nói huỵch toẹt công việc của anh Quỳnh ra để chọc bà chị chơi, nhưng sợ anh Quỳnh rầy, nó đành thôi. Thôi mà trong bụng cứ tiếc hùi hụi.
Để khỏi bị lôi cuốn bởi cái ý muốn “bật mí” đang thôi thúc trong lòng đó, Ngoạn bỏ lại chỗ mấy đứa bạn.
Trong khi đó, Nga đi thơ thẩn quanh nhà, chờ Quỳnh về, trong bụng cứ lo ngay ngáy không biết Quỳnh đi “đóng sách” đến bao lâu.
Nga bước đến bên cửa sổ, nhìn ra con lạch sau nhà. Những dây rau muống xanh mướt đan kín mặt nước. Chúng bò chồng lên nhau như một bầy rắn nghịch ngợm. Bên kia lạch thuộc về ngoại ô, những mái nhà nằm thấy thoáng sau những rặng dừa. Đây đó, những đứa trẻ ngồi câu cá ở sát mép nước. Đứa nào đứa nấy trần trùng trục, da đen nhẻm.
Đứng ngó mông ra cửa sổ một hồi, đâm chán, Nga quay vào. Nó đến bên bàn học của Quỳnh ở góc nhà, đứng săm soi mấy cuốn tập. Nga có ý tìm cuốn bài tập vật lý nằm đâu nhưng chẳng thấy. Chắc Quỳnh cho ai mượn rồi cũng nên ! Nga nghĩ thầm và thuận tay nó cầm lên cuốn tập đặt sát mép bàn và hờ hững lật ra.
Đọc vẩn vơ mấy dòng đầu, Nga bỗng giật mình. Hóa ra đây không phải là cuốn tập ghi chép bài học. Cuốn tập chép toàn thơ có xen kẽ những đoạn văn ngắn.
Đọc lướt qua, Nga thấy những bài thơ này quen quen. Toàn thơ tình. Dưới những bài thơ không đề tên tác giả nhưng Nga nhớ mang máng đây là thơ Xuân Diệu hay Nguyễn Bính gì đó, Nga đã từng đọc qua rồi. Tự nhiên, Nga mỉm cười nhủ bụng: hóa ra anh chàng này cũng mơ mộng gớm, thế mà mình cứ tưởng !
Bỗng Nga không cười được nữa. Mà giật bắn người. Đập vào mắt Nga là những câu thơ đã được sửa lời. Đúng ra là những chữ “em” trong bài đều được đổi thành chữ… “Nga”. Nga run run đọc:
Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền
Không thể vô tình qua trước cửa
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên ?
Nga hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa
Để tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay, thế cũng vừa.
Bất giác, Nga cảm thấy máu nóng dồn lên mặt. Chẳng dám đọc tiếp, Nga lật qua trang khác. Cũng vậy:
– Tôi đã nói, từ khi vừa gặp gỡ:
“Tôi rất ngoan, tôi không dám mong nhiều
Nga bằng lòng cho tôi được phép yêu
Tôi sung sướng với chút tình vụn ấy”
Những câu thơ vang lên như những lời thì thầm van vỉ khiến Nga sợ hãi. Nó lật vội một lúc hai ba tờ như muốn chạy trốn tình yêu lặng lẽ của Quỳnh. Nhưng ở trang nào, Nga cũng bắt gặp tên mình. Và khi đọc phải đoạn thơ sau đây thì Nga ngượng chín người:
Có một bận Nga ngồi xa tôi quá
Tôi bảo Nga ngồi xích lại gần hơn
Nga xích gần thêm một chút: tôi hờn
Nga ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa.
Tôi sắp giận, Nga mỉm cười, vội vã
Đến kề tôi và mơn trớn: “Nga đây !”
Tôi vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay
Vì tôi nghĩ: thế vẫn còn xa lắm !
Nga không đủ can đảm đọc tiếp nữa. Nga gấp cuốn tập lại và đặt vào chỗ cũ. Tim đập thình thịch, Nga lấm lét nhìn ra cửa. Nga sợ Quỳnh về đột ngột. Quỳnh về đột ngột sẽ bắt gặp hành động vụng trộm của Nga, và nhất là Quỳnh sẽ biết Nga đã đọc thấy những tâm sự thầm kín của Quỳnh. Lúc ấy, hẳn Nga sẽ xấu hổ không biết để đâu cho hết.
Nhưng ngoài hiên không có ai. Quỳnh chưa về. Mẹ Quỳnh thì ngồi khuất sau cánh cửa. Nga đặt tay lên ngực để trấn tĩnh, rồi liếc về phía Ngoạn, kêu:
– Về Ngoạn ơi ! Chiều rồi !
Ngoạn quay lại, cụt hứng:
– Chiều đâu mà chiều ! Giờ này khoảng ba giờ là cùng !
– Ba giờ mà chưa chiều ? Chị còn phải về lau nhà.
– Vậy chị về trước đi ! Lát em về sau.
Thấy Ngoạn ù lì, Nga tính bước lại cốc cho nó một cái. Nhưng sợ giằng co với Ngoạn, r
Like để ủng hộ YenBai.Mobi:
