![]() |
Hồng Nhan 3Q - Cho Iphone
Hồng Nhan 3Q là gM SLG với chủ đề lịch sử tam quốc cho Iphone ![]() |
rõ từng đường nét, lại xen thêm những tia máu nhỏ xuống đỏ lòm càng thêm phần quỷ dị
(không biết ở đây các bác có biết sáng trăng là như nào ko, sáng thật sự ko có ánh điện nào ấy, vì bây giờ nhà nào cũng có đèn điên nên tả cũng khó, kể cả ở quê có khi các bác 9x cũng ko biết thế nào là sáng trăng họa chăng là khi nào mất điện. Cái ánh sáng, nó sáng chưng nhưng mờ mờ ko rõ hẳn, sáng lắm ấy các bác ạ..haizz. em cũng ko biết tả cái sáng này như nào nữa )
Bác gái kia sợ quá, bạn thì mặc bạn, hét lên 1 tiếng rồi chạy thẳng 1 mạch, chạy như thể cái chết đang đuổi ngay sau lưng mình, cũng ko hiểu tại sao ko lạc lủng gì nữa, cũng ko bị ma dẫn nữa mà bác ấy chạy thẳng được về nhà. Cũng có thể bác em yếu vía dễ dẫn đi nên thế.
Bác kia chạy được về đến nhà mình thì cũng ngất luôn. Ông cả em với bác Dũng (anh trai bác Uyên) thấy mãi ko về nhà, sốt ruột, lo lắng cũng lục đục đi tìm. Bác kia tỉnh dậy sợ hãi kể chuyện, ông em kể tối ấy chắc đã huy động cả họ nhà em đi tìm bác Uyên rồi. Kéo cả đoàn qua cây thị tìm 2 3 vòng, gốc cây ngọn cỏ nào cũng lật tung mà ko hề thấy, rồi qua xã khác, thậm chí lên đến gần huyện mò mẫm tìm từng nơi cũng ko thấy bóng dáng bác uyên đâu, như thể bác ấy biến mất hẳn trái đất vậy. Ma quỷ là một chuyện, nhưng nhà em sợ bác bị bắt cóc hay sao đấy mới lo. Thầy Biên đêm hôm cũng được vận động đi. Cụ ra cây thị bùa phép khấn vái, về đến nhà cũng lên điện cầu khẩn, nhưng như bóng chim tăm cá, bác Uyên vẫn biến mất như chưa hề tồn tại.
Sáng sớm ngày hôm sau, khi tia nắng đầu tiên xuất hiện, nhà em mới tìm thấy bác Uyên, vẫn ngồi nguyên dưới gốc cây thị, nơi mà ko ai ngĩ đến nữa, đơn giản vì đã tìm ở đấy quá kĩ rồi và nó lại ngay gần như thế. Bác Uyên mất hồn, thật sự là mất hồn, đúng nghĩa đen của cái từ ấy chứ không phải bóng gió gì đâu. Mắt bác dại đi, trắng ởn, người lấm lem bùn đất như chui từ dưới cống lên và đặc biệt là thối, thối không thể tưởng tượng được. Bác ngồi trong cái hốc chỗ gốc cây thị mà ngày xưa đạn pháo tạo nên. Mồm nhai nhồm nhoàm từng quả thị ung rơi xuống đất, điều kỳ lạ là, những quả thị ấy, ko hiểu máu bác hay máu ai, mà vương những vết đỏ thẫm tanh lòm mùi máu.
Đây là hình ảnh cây thị đấy đây, hình ảnh em cop trên báo mạng chứ máy em ko có cái nào
Mọi người đưa bác về, tắm rửa sạch sẽ rồi thầy Biên làm lễ câu hồn vía bác về
Sau vụ ấy bác Uyên bị trầm cảm mất 4 tháng, rồi cũng mãi mãi rời xa làng quê, để lên học tập rồi lấy chồng trên Hà Nội
Đại khái câu chuyện là thế
Chap này có lẽ đoạn cuối em viết hơi đuối, vì cái đoạn thầy Biên làm lễ, em còn phải viết được dài đúng bằng chap
này nữa, nhưng thật sự tối nay em mệt, đi cả ngày mà, với cả viết truyện này tốn nơ ron thần kinh lắm các bác ạ Phải chỉnh sửa câu chữ, xem ý nào trước ý nào sau, rồi viết thế nào cho hay chút nên nay em tạm dừng phím ở đây, hứa với các bác còn rất nhiều chuyện kỳ bí
Ngày mai sẽ là chuyện ma bị phân thây ở dốc Chìa Vôi, Phú Thọ và chuyện vong hồn em bé bị bỏ rơi
Chap 5: Truyện nhặt
(Truyện ông kể)
Ông em, theo phong cách chuyện kể trước khi đi ngủ, mỗi đêm thường khề khà với điếu thuốc lào ấm nước chè, ôm em vào lòng ngồi trên võng và kể nhữn
những câu chuyện như này cho em nge. Thường là ma làng, ma xóm, Tôn Ngộ Không, thậm chí cả Tam Quốc. Em vẫn ko hiểu sao kho tàng truyện của các cụ lại nhiều như thế, và một điều là thật sự em rất nhớ ông
Dốc Chìa Vôi
Đầu tiên là truyện dốc Chìa Vôi, bác nào ở Yển Khê vào confirm em với ạ, hoặc các bác có người quen lái xe đường dài hay đi qua đây, hỏi họ câu chuyện này chắc chắn là người ta biết
Con dốc chìa vôi dài chưa đến 2km, chạy qua địa phận xã Yển Khê, Thanh Ba, Phú Thọ, theo hướng đi tỉnh Yên Bái. Gần chục năm nay nó trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi cho những người dân ở nơi này, mỗi khi có dịp đi ngang qua vào ban đêm. Người dân ở đây kể, con dốc Chìa Vôi trở thành nỗi ám ảnh cho mọi người, bởi lẽ đây là 1 con dốc ma. Sau 10h đêm, những người đi qua con dốc ma này thường thấy 1 cô gái mặc quần áo trắng toát, trên tay cầm chiếc nón lá vẫy tay xin đi nhờ. Và đó là hồn ma của 1 cô gái bị giết chết ở dốc Chìa Vôi hàng chục năm trước.
Con đường nhỏ gồ gề chạy giữa cánh đồng xã Yển Khê thường trở nên quá tải vào ban đêm vì cánh tài xe yếu tim muốn đi đường này để tránh qua con dốc Chìa Vôi. Mà kể cả ko có ma thật, con dốc này vẫn nguy hiểm vì có quá nhiều khúc cua tay áo nối liền nhau, đã vậy độ ngiêng và dốc lại quá lớn. Bên dưới chân dốc là 1 bãi tha ma, ngày trước những người chết đói thường được mang ra đấy để chôn. Thế nhưng câu chuyện kinh hãi lại chính từ hồn ma của 1 cô gái trẻ, bị bọn cướp hiếp, giết chết, rồi chặt tứ chi và thân mình ra riêng rẽ rồi vứt xác ngay cạnh vệ đường vào đúng ngày mưa gió một ngày những năm 198x. Còn như những lời kết luận của cơ quan chức năng năm ấy thì cô gái chết là do bị đói, trước khi chết mắc bệnh truyền nhiễm bị lở loét hết người, còn bị phân thây là do bị thú rừng ăn thịt (???)
Mà chết vì nguyên nhân nào đi nữa, cái chết của cô quá đau thương và kinh khủng, thế nên linh hồn cô vẫn lang thang lẩn khuất dốc Chìa Vôi như muốn nhắn gửi đến nhân thế điều gì đó.
Ông Hoan đêm ấy đi ăn giỗ trên Đoan Hùng về muộn, lúc đầu ông định đi đường vòng qua làng để về nhà nhưng vốn ko tin chuyện ma quỷ nên thử đi để kiểm tra. Bất ngờ đến ngay đầu dốc đã bắt gặp 1 cô gái vẫy xe xin đi nhờ thật. Bình tĩnh lại 1 chút, ông ngĩ: đã vậy cho ma đi nhờ xem có phải thật ko ! Ông đạp thật chậm, tất cả vẫn bình thường, trong lòng hồi hộp nhưng cũng ko quá sợ hãi. Ánh trăng mờ mờ soi tỏ con đường, bất chợt ông nhìn xuống 2 cái bóng đang đổ trên mặt đường mà nãy h ông ko để ý, bóng của cô gái ngồi sau ko có đầu, thật sự ko hề có đầu. Thầm kinh hãi trong đầu “MA” !!! Ngoái đầu nhìn lại đằng sau, ông chỉ thấy cô gái ngồi sau xe đội xùm xụp chiếc nón lá, vẫn ko thể thấy rõ mặt, bỗng cô gái cất tiếng, tiếng nói nge mơ hồ, giật cục, như thể từ chốn xa xăm:
“Bácccc ơi…cháuuuu… rơi mất chân rồi… bácccc…cho cháu xuống cháu tìm lại…”
Thét lên 1 tiếng kinh hãi, ông Hoan vứt hẳn xe ra đất. Nhưng cô gái thì không thấy đâu chỉ có 1 chiếc dép nằm chỏng chơ giữa mặt đường. Ông lấy xe rồi chạy thằng, nhưng dù thế nào đi nữa, ánh trăng vẫn soi tỏ cái bóng cô gái ko đầu vẫn đang ngồi sau xe. Đến chân dốc Chìa Vôi, ngay cành cây cạnh đường ông thấy cái chân người đầy máu lòi cả xương đang vắt vẻo trên cành cây. Ông Hoan chột dạ toát mồ hôi lạnh rồi chạy thẳng về nhà. Từ đó tuyệt nhiên ông Hoan ko bao giờ đi ra ngoài vào ban đêm nữa
Cách đây khoảng 2 3 năm, cánh tài xế đường dài vẫn kháo nhau câu chuyện. Đêm ấy đang chạy xe thì 1 tài xế gặp cô gái vẫy xe đi nhờ. Nữa đêm mà có phụ nữ lang thang đón xe đi 1 mình nên người tài xế cũng động lòng thương. Đi cùng anh còn có một người phụ xe nữa. Khi cô gái lên cabin ko cầm đồ đạc gì ngoài 1 cái nón lá. Điều lạ lung là khi chạy xe lên đỉnh dốc Chìa Vôi thì bất ngờ cô gái đòi xuống. Vừa dừng xe, anh quay đầu lại gế sau cabin nhìn thì đã ko thấy người đâu cả, hướng về trước, anh lại thấy cô gái đã đi về phía cánh rừng từ lúc nào, chiếc nón lá vẫn cầm trên tay, chân ko chạm đất đi tà tà như bay rồi mất hút vào cánh rừng. Quá hoảng sợ, anh tài xế ko dám đi Yên Bái nữa mà lập tức quay xe về.
Bà Ngự mù
Những năm 70 của thế kỷ trước, nước nhà lạc hậu, nông nghiệp kém phát triển, quê em cũng như bao vùng quê khác vài nhà lại có 1 chiếc cối xay lúa. Ông em vẫn kể thời ấy thỉnh thoảng vẫn có tốp thợ 2 3 người đi làm cối xay tứ xứ khắp miền Bắc. Tốp thợ này đa phần xuất phát từ 1 làng ngề chuyên làm cối xay ở Phú Xuyên Hà Nội bây giờ. Họ sẽ đến nhà nào cần làm, ăn ngủ tại nhà người ta rồi đến khi làm xong sẽ lấy công 2 3 đấu thóc.
Lại kể về bà Ngự, là con gái út trong 1 gia đình đông con, bà lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác trong xóm. Khi tròn 7 tuổi, chẳng biết vì lý do gì, mọi người thường thấy bà đi lơ ngơ ngoài đường, thỉnh thoảng lại cười nói vu vơ. Nhà vốn đông người, cha mẹ lại là người dân tộc thiểu số nên tất cả chỉ lớn lên như cây cỏ, tất cả chỉ trông chờ vào trời đất nên biết bà Ngự như thế mọi người cũng ko quan tâm lắm đến những hành động ngu ngơ của đứa trẻ 7 tuổi.
1 năm sau, năm bà Ngự 8 tuổi bỗng nhiên bỏ đi khiến cả nhà nháo nhác đi tìm. Dân làng em cũng hò nhau, trèo đèo lội suối, vào tận rừng núi gọi tên bà mãi mà ko ai trả lời. Triền miên từ ngày này qua tháng khác, tin tức bà đã bặt vô âm tín. Nhớ thương, ân hận vì đã để mất con gái, người cha già tiều tụy đi trông thấy, ông trở nên ủ rũ, khuân mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, đi đâu ông cũng hỏi về đứa con gái nhỏ của mình như một người thần kinh.
Cuối cùng 16 năm sau, năm 1970, bà Ngự đột nhiên về làng, chẳng ai biết bà đi đâu và đã làm gì để sống. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, 1 năm sau cả cha và mẹ bà đột ngột mất. Nhớ lại ngày đưa tang, nhiều người trong làng kể rằng hôm ấy trời mưa tầm tã, bà Ngự không khóc đưa tiễn cha mẹ mà cứ tru lên từng hồi như chó sói gọi bạn dưới ánh trắng khiến những người yếu bóng vía khiếp hãi.
Những tưởng cuộc sống như vậy đã quá b
Like để ủng hộ YenBai.Mobi:
