watch sexy videos at nza-vids!
*
Wap Tai Game, Phim di động
Tải Game Miễn Phí, Đọc truyện hay
* | Game Online | Game Offline | Phim Cho Điện Thoại | Truyện Hay | GiftCode | Game Android
» Bầu Cua Online - Đổi Thẻ Điện Thoại
» Avatar Online - Ngôi Nhà Hạnh Phúc
» Mobi Army 2 Online - Game Tựa Gunny
» Phong Vân Truyền Kỳ - Công Thành Chiến
» IWIN Online - Game cờ bạc số 1
» Ngôi Làng Của Gió Nông Trại Cho Java Android IOS
» GoPet 1.3.3 - Hội Thú Chiến
» ANDROID STORE - Là kho lưu trữ các ựng dụng phổ biến và hoàn toàn miễn phí trên Android vượt trội hơn cả CHplay.

[QC] Fakesmspro.cf - Trang Fake sms, Gửi tin nhắn giả mạo

SUB - ZALO - HÌNH NỀN ĐIỆN THOẠI
Hình nền đẹp nhất cho điện thoại Android
tai Tải Về Máy

Game Mobile đẳng cấp cho dế yêu

Game Online / Game Offline / Ứng dụng
- Đăng Ngày: 22:32 - 19/06/2015
- Đăng Bởi: Nguyễn Quân
- Lượt Xem: 574 Lượt

Tác Giả: YenBai.Mobi

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh đầy mẹ thức đủ năm canh

***

Mẹ – qua những dòng miêu tả của con

Trong 14 năm ròng rã đã qua, con đọc biết bao nhiêu bài viết hay những ca dao ngợi ca sự ân cần, dịu dàng của người phụ nữ dành cho con cái. Mẹ cũng là phụ nữ nhưng mẹ không có những điều lẽ ra một người phụ nữ ‘ công dung ngôn hạnh’ phải có ngoài lòng yêu thương con vô bờ bến mà mẹ chưa bao giờ mở lời nói ra, nhưng đối với con thế là quá đủ rồi mẹ ạ. Đây cũng chẳng phải là lần đầu tiên con đặt bút viết về mẹ, nhưng chưa bao giờ con viết về mẹ chân thành như bây giờ…

Khi con còn là cô bé tiểu học, trong những bài tập làm văn, con vẫn hay viết về một người mẹ đẹp như người mẫu, mắt bồ câu, mũi sọc dừa, mái tóc đen suông mượt giống trong bao cuốn sách viết văn mẫu. Rồi những điểm 9, điểm 10 đỏ chói trên trang giấy trắng tinh khôi tuổi học trò làm rộn rã thêm nụ cười trên môi con. Nó cũng hong khô những giọt mồ hôi vội vã rơi trên gò má rám nắng của mẹ. Mẹ vui, mẹ cười, mẹ hạnh phúc vì con đã không phụ lòng mẹ mà học thật tốt nhưng đứa con nít lúc ấy là con vẫn ngây ngô không nhận ra một chút buồn còn vương trên đôi mắt thắm những lo âu của mẹ…
Đến khi con lên lớp Sáu, trong đề thi học kì tả một người thân em yêu nhất, con vẫn viết về mẹ. Lúc ấy, con đã không viết mẹ hoàn hảo như vậy nữa vì con sợ cách viết trẻ con ấy sẽ không nhận được đánh giá cao của thầy cô, vì thế con đã viết về một người phụ nữ cơ cực mất chồng một mình bươn chải cuộc sống lo cho con cái ăn học đầy đủ, dù ba vẫn còn sống khỏe. Và lần ấy, con lại được điểm cao và những lời khen của thầy cô vì những tình huống éo le con đã tự dựng lên. Và khi con đem bài về cho mẹ đọc, con tưởng chừng mẹ sẽ vui khi nhìn thấy điểm môn văn cao chót vót của con, nhưng không mẹ chỉ nhẹ lắc đầu rồi quay gót bước đi. Khi ấy, con đã đủ nhận ra sự khác thường từ mẹ, nhưng những niềm vui khác đã che lấp một chút hoài nghi đó của con, con vẫn chưa đủ chín chắn để nhận ra những suy nghĩ của người phụ nữ đi qua 40 năm bão tố cuộc đời là mẹ.

Cho mãi đến lúc này, dù con vẫn chưa được coi là một cô gái trưởng thành nhưng đã không còn là cô con gái bé bỏng cần sự chăm lo từng tí một như ngày nào, con mới hiểu được rằng dù mẹ vẫn sẽ cười mỗi khi con được điểm cao, vẫn hạnh phúc nhìn con gái mẹ vui vẻ nhưng sâu thẳm trong trái tim mẹ vẫn mong một lần con viết về mẹ bằng lòng yêu thương chân thành nhất chứ không phải là những từ có cánh, sai sự thật ấy.

Mẹ – một người phụ nữ cơ cực

Mẹ là một người phụ nữ cơ cực đúng nghĩa. Mẹ sinh ra trong gia đình có 10 đứa con thời chiến tranh khó khăn ấy, và vì thế nên ông bà ngoại chẳng nhớ nổi ngày tháng sinh nhật của mẹ. Mẹ chưa bao giờ được thử cái cảm giác ngồi trước bánh kem, được nghe mọi người hát ‘ Chúc mừng sinh nhật’, được thổi nến hay được nhận một món quà nào. Lúc con hỏi sinh nhật của mẹ, mẹ chỉ cười cười : ‘ Chỉ nhớ mẹ sinh năm 1972 thôi’. Con nhớ mãi cái nụ cười ấy của mẹ, nhẹ nhàng mà khi lướt qua tưởng chừng thật thanh thản nhưng chứa đựng trong đó biết bao đắng chát. Mẹ thấp nhưng mập mạp. Con bảo: ‘ Mẹ giảm cân không thì mắc các bệnh mỡ máu gì gì đấy thì khổ’. Mẹ đáp : ‘ Lúc còn nhỏ, nhà làm gì có gạo mà ăn, cả nhà mười ba người mà chỉ nấu hơn lon rưỡi gạo, rồi bỏ sắn, khoai lang vào, bao nhiêu cơm được ưu tiên hết cho cô cậu út mẹ làm gì được ăn, bây giờ phải cho mẹ ăn bù chứ.’ Con chỉ biết lặng câm trước những lời nói của mẹ, đã biết bao nhiêu lần con chê cơm mẹ nấu mà bỏ thừa, đã bao lần con phung phí vứt thức ăn đi dù trên đời này còn biết bao nhiêu người thèm thuồng những thứ con bỏ đi ấy – như mẹ ngày xưa.

Những lúc thằng em trai nghịch ngợm đem một bài toán hay vài chữ tiếng anh mà nó không biết đọc lại hỏi mẹ, mẹ lại lắc đầu và bảo nó hỏi con. Lúc ấy, con lại được thả mình trôi theo dòng tâm sự về những ngày mẹ hối hả chạy đến trường đúng lúc 7 giờ, hết giờ học thì ba chân bốn cẳng chạy về nhà nấu cơm, giặt giũ phụ giúp gia đình. Mẹ lúc trước không học tệ nhưng vì nhà đông con, dù rất thích học mẹ vẫn xin nghỉ học mà thời đó phụ huynh nào chẳng muốn con mình nghỉ học, vừa đỡ đần được việc nhà, vừa tiết kiệm được khoản tiền kha khá. Vậy là sau 7 năm học hành, mẹ đã từ bỏ. Từ bỏ những khát khao, đam mê cái chữ, những ước ao mong muốn về một cuộc sống khỏi những lo toan bận bịu để đủ cái ăn cái mặc. Sau những ngày tháng cắp sách đến trường, mẹ đạp chiếc xe đạp cũ kĩ mua của bà bán đồng nát hơn 30 cây số bỏ sĩ bánh đa cho người ta bán lẻ. Lớn hơn một chút, lúc 16 tuổi mẹ đã xa nhà vào miền đất Buôn Mê Thuột đầy nắng, gió và hương thơm nồng nàn cà phê ấy để buôn bán, kiếm tiền tự lo cho mình và gửi về cho ông bà ngoại. Mãi cho tới khi, về tới quê nhà, mẹ ngạc nhiên khi ông bà nhận trầu cau của ba- người mà mẹ chưa bao giờ gặp qua một lần. Lúc ấy, dĩ nhiên chẳng có mail, điện thoại gì như bây giờ vì thế những người xa nhau thường viết thư tay – và đó cũng là sợi dây tình cảm của hàng vạn cặp tình nhân lúc ấy. Mẹ – cô gái tuổi xuân xanh lúc ấy đã chẳng biết thế nào gọi là tình yêu hay những rung cảm đầu đời, chưa thể nào cảm nhận được sự ngường ngùng khi trao nhau lá thư tay, lại phải khăn gói bước về nơi đất khách quê người làm dâu. Mẹ đi qua cái tuổi mộng mơ ấy mà chưa được cầm lá thư với hàng chữ ghọn ghẽ hay những câu thơ tình ngọt ngào, chưa ôm ấp lá thư của người yêu vào lòng, chưa được ngồi sau xe đạp ôm eo người yêu phía trước, chưa nắm tay người yêu dưới hàng cây đầy lá vàng rơi mùa thu hay ôm ấp vỗ về hơi ấm trong cái lạnh rét buốt của những ngày đông.

Mẹ – người phụ nữ chưa bao giờ có khái niệm yêu

Đáng thương thay, cho đến lúc này, lúc 43 mùa lá rơi rồi lại mọc, mẹ lại bất hạnh chưa bao giờ yêu và được yêu, chưa có một cuộc tình vắt vai nào. Kể cả khi về chung sống cùng gia đình với ba, cho đến bây giờ, con vẫn hiểu đó cũng chỉ giống như chốn lao tù mà mẹ lỡ bước vào và không ra được. Ba mẹ không hề có khái niệm yêu đương và đó cũng là lý do ba mẹ chưa lúc nào có một phút giây hạnh phúc thật sự dù đã có hai mụn con. Mẹ ạ, mẹ đừng nuốt những nỗi buồn vào oán hận để rồi đêm đêm cắn răng khóc ướt đẫm gối, đừng âm thầm chịu đựng từng đợt đau đớn ùa về trong bao cơn tức giận. Con của mẹ đã lớn lắm rồi, làm sao mà nó không hiểu những gì mẹ đã phải trải qua. Mẹ về làm dâu nơi khỉ ho cò gáy này với sự ghẻ lạnh của họ Nội cùng hiềm khích với mẹ chồng và chị dâu. Từ nhỏ đến bây giờ, con không đếm được những cuộc cãi vả ầm ĩ giữa mẹ và những người được coi là chị dâu, là người thân máu thịt ấy. Con đã đứng trân mắt nhìn biết bao nhiêu lần ba đánh mẹ, giật tóc mẹ mà con chỉ biết nhìn và em trai con vốn mạnh mẽ cũng chỉ biết khóc ré. Con đã đi cùng mẹ những ngày mẹ đau đầu, những ngày mẹ nén uất ức, nuốt căm hờn mà sống.

“Tức nước vỡ bờ’ – rồi cũng đến lúc mẹ không chịu đựng được nữa rồi, mẹ thu dọn bỏ nhà ra đi vào trước tết hơn một tuần, và năm ấy con đón tết mà không có mẹ. Căn nhà bụi bặm không ai quét dọn như một căn ghác bỏ hoang, vắng cây quất mẹ chọn hằng năm, vắng nồi bánh ít tay mẹ vẫn gói, em trai bé nhỏ của con vắng bóng mẹ như cây thiếu nước mòn mỏi, khô cằn. Tất cả như một khoảng không đen tối, ảm đạm, không một chút màu sắc sức sống nào. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn, con dù mới học lớp 4 đã học cách vò quần áo bằng bàn tay nhỏ bé trước giờ chưa lúc nào làm việc gì, con cũng học cách sống và lo cho cả em con, con đã sống cho con và thay cho cả mẹ nữa. Một tuần sau tết, mẹ đã về. Chẳng phải mẹ muốn quay về chốn lao tù này, mà mẹ đi mà lỡ bỏ quên ở đây linh hồn và cuộc sống của mẹ là chúng con. Thế rồi, ba vẫn cứ đi làm xa, mẹ vẫn bán mặt cho đất bán lưng cho trời ngày ngày vác cuốc, sống tựa vào mấy sào ruộng. Thật là bất hiếu nhưng con thật sự mong muốn những lúc ba đi xa như thế, những lúc chỉ có tiếng đùa giỡn của ba mẹ con, những lúc xua đi tiếng khóc rậm rực, tiếng chửi bới lẫn nhau ầm ĩ những lúc ba có nhà.

Cũng bởi vì mẹ gặp một cuộc sống khó khăn như vậy nên mẹ đổ lỗi cho ông bà ngoại – những người ghán ghép cho cuộc hôn nhân không tình yêu này, những người vô tình hay cố ý vẫn là điểm mấu chốt gây nên bao nỗi đau thương cho cuộc đời mẹ. Mẹ ít khi về bên ngoại, một phần vì tránh lời ra tiếng vào của những người xấu xa ưa bàn tán, một phần vì mẹ giận ngoại. Vì vậy, mối quan hệ của mẹ với bên nội đã không tốt, nay ngay cả với ông bà ngoại – những người đứt từng đoạn ruột sinh mẹ ra cũng ngượng ngập, như những người xa lạ vậy. Mẹ chỉ biết sống mà không có tình cảm, không có những chỗ dựa tinh thần vững chắc, những hậu phương giúp mẹ đứng lên, sống nhưng không có lối về.

Những lời cảm ơn và xin lỗi con gửi cho mẹ.

Con cũng chẳng biết mình phải cảm ơm và xin lỗi mẹ bao nhiêu lần cho đủ. Con cám ơn mẹ đã sinh ra con vào những ngày mùa lũ tháng 12 năm 1999 thiếu thốn cả tinh thần lẫn vật chất ấy. Mẹ bảo lúc ấy, nước đã ngập vào tận trong nhà, khi sinh

Trang: [1] ,2

Like để ủng hộ YenBai.Mobi:

Từ Khoá:
4 5 6 7 8 9 10 11 12 14 16 20 21 22 23 24 25 26 28 30 31 32 33 34 35 36 37
DMCA.com Protection Status
U-ONC-STAT