|
NPLAY – TIẾN LÊN, XÌ TỐ
TIẾN LÊN, MẬU BINH, XÌ TỐ, BÀI CÀO, BẦU CUA, XÌ DÁCH, PHỎM ![]() |
câu nói. Tôi bỗng hóa ra người an ủi Thục, thay vì nhỏ ấy phải an ủi tôi trước khi tôi đi xa:
-Sao không? Tao còn về nữa mà. Và thiếu gì dịp để mình vào công viên, ngồi lại trên băng đá này như bây giờ, như ngày xưa.
Thục kêu than:
-Thời gian lạ lùng lắm mi ơi. Ngày mai là một ngày không thể nào biết được.
Tôi cười:
-Biết chứ. Ngày mai là một ngày tao lên xe, rời thành phố, một mình.
-Tao đưa mi đi.
-Thôi, hãy ở nhà ngủ cho ngon.
-Mi đi giờ nào mà bắt người ta ở nhà ngủ?
-Chuyến xe sớm nhất.
-Vội gì mà đi sớm vậy? Mỹ Tho Sàigòn chưa đầy một trăm cây số mi ơi. Hãy đi chuyến xe chiều. Hai giờ sau mi dư sức tới Sàigòn.
-Tao muốn đi sớm. Rời thành phố lúc mặt trời chưa lên để khỏi nghĩ ngợi lung tung.
-Ðược. Ði sớm tao cũng đưa. Nhưng chuyến mấy giờ?
-Năm giờ.
-Trời ạ! Sớm quá, mi biết không?
-Nhưng như vậy thích hơn. Ở lại tới trưa hay chiều làm gì? Ðằng nào rồi cũng phải đi. Thà đi sớm.
Thục bỗng cầm lấy tay tôi. Chắc con nhỏ đang xúc động. Nhưng tôi làm thinh. Thục nói:
-Sáng mai chờ Thục nhé, mình sẽ tới đưa Phiến đi. Ðừng bắt người ta ở nhà ngủ. Làm sao mà ngủ được, đêm nay?
Hai đứa chơi thân đến độ mày tao loạn, nhưng thỉnh thoảng trong những trường hợp cảm động lại xưng tên với nhau, làm ra vẻ long trọng. Tôi thấy tức cười, nhưng làm sao cười được khi gương mặt nhỏ ấy như méo xệch, có lẽ nó sắp khóc thật.
Tôi nói:
-Ừ thì đưa. Nhưng ra bến xe đừng có khóc nhé, hai đứa mà khóc ồ ồ ngoài bến xe thì thiên hạ cười chết đấy.
Thục chống chế:
-Giờ đó có ai đâu mà sợ?
-Vẫn có đông người đi như thường.
-Rồi. Không khóc.
Tôi cười với Thục:
-Tao sẽ cố gắng không khóc nhưng sợ mi khóc ẩu buộc tao phải khóc theo. Kỳ lắm.
-Lên trên đó biên thư về liền nghe. Kể chuyện trên đó cho tao nghe. Nhất là khi vào trường, có bạn mới.
-Sẽ biên thư tức khắc.
-Sợ mi quên quá à.
-Nhớ.
-Nếu quên thì ráng bứt đứt một sợi tóc để nhớ nhé…
Tôi cười. Mấy đứa chơi với nhau, con gái thường chỉ lăng xăng được cái miệng, lại chúa nghi ngờ kẻ khác nên thỉnh thoảng vẫn bắt đứa kia thề bằng cách bứt đứt một sợi tóc thề cûa mình làm bằng chứng cho bạn tin. Kể ra, mỗi đứa cũng đã bứt đứt của mình ít ra vài sợi tóc. Thục sinh cùng năm với tôi nhưng khác ngày tháng. Tính ra Thục nhỏ hơn tôi vài tháng. Nhưng nó không gầy như tôi. Nước da Thục trắng hồng, khổ người vừa vặn, mắt to đen, tóc dài óng ả. Con nhỏ hình như được tụi nó bầu làm hoa khôi trường Lê Ngọc Hân năm nay. Con trai Nguyễn Ðình Chiểu nhiều đứa lóng ngóng chờ Thục trước cổng trường. Kể luôn vài người lính biển ở đây nhưng không biết nhỏ Thục có “dính” với một ông nào chưa. Chơi thân với nó mà tôi vẫn không biết rõ. Còn những chuyện để trêu chọc nhau thì không thiếu gì, như chuyện anh chàng lính biển bữa nào, chẳng hạn. Những chuyện ấy cứ xếp dài theo những ngày tháng quanh Thục. Còn Thục có bồ chưa thì chỉ có trời mới biết được. Con nhỏ bình thường chuyện gì cũng lăng xăng như ruột để ngoài da, nhưng chuyện “tâm tình” xem bộ cất kỹ lắm. Thục có một ông anh họ (liên hệ gia tộc đàng hoàng) nghe nói đã học Y khoa Sàigòn. Ông anh này tên gì tôi quên mất, nhưng nhớ có lần gặp ở nhà Thục. Con nhỏ không có anh trai, chỉ có hai đứa em trai kế và một đứa em gái út. Bố mẹ Thục còn trẻ, rất cởi mở. Gia đình Thục khá giả. Con nhỏ thật may mắn được sống trong một gia đình đầy đû bố mẹ, được thương yêu chiều chuộng dù là con gái lớn. Trái ngược với tôi, chỉ có một mình.
Nhiều khi tới nhà Thục chơi, hai đứa ở trong phòng riêng, nằm bên nhau tôi hay so sánh chỉ tay cûa Thục với chỉ tay của tôi. Con nhỏ có những chỉ tay thật thanh thản, còn tôi, bàn tay toàn những đường rối rắm, khúc mắc. Tôi cũng tự so sánh mình với Thục. Nước da tôi không trắng như nước da của Thục. Mắt tôi cũng to đen nhưng buồn quá, không sáng long lanh như mắt Thục. Tóc tôi cũng dài, đen mượt như tóc Thục, nhưng thỉnh thoảng sau một đêm ngủ dậy tôi nhìn thấy những sợi tóc bị đứt rơi dính trên gối. Tôi cứ cầm mãi những sợi tóc đó ngắm nghía, tiếc nuối vu vơ. Tôi gầy hơn Thục và cao hơn nhỏ ấy một chút xíu nên đôi lúc hai đứa mặc lẫn áo của nhau được thật là vui. Thục có nhiều quần áo. Ðủ thứ, đủ kiểu. Quần áo của nhỏ Thục cả một tủ thật đầy thấy mê. Còn tôi chỉ vỏn vẹn vài ba chiếc áo dài thay đổi. Nhiều khi tụi nó tổ chức đi chơi đi sinh nhật, hội hè, tôi thiếu điều phải trốn vì ngượng khi phải mặc mãi mấy chiếc áo cũ. Thục có căn phòng riêng, tủ áo, bàn học, tủ sách, máy hát, bàn trang điểm và những con búp bê xinh xắn bày ở những nơi nào Thục thấy thích. Còn tôi phải ngủ chung với mấy đứa em. Bàn học là bàn ăn cơm. Tủ áo là một cái rương cũ…Tôi có phải là đứa con gái bất hạnh không? Nhiều khi tôi nghĩ tới ba tôi. Ông là ai? Mẹ tôi chưa từng nói gì về ba tôi cả. Nhưng tôi vẫn có cảm tưởng là ông vẫn còn sống và ở đâu đó gần với tôi lắm, hay ít ra cũng không xa như một cái chết chẳng hạn.
-Lên trên đó chắc Phiến sung sướng hơn. Phải không?
Tôi dửng dưng:
-Không rõ lắm.
-Dì Phương chắc là thương Phiến lắm mới đề nghị như vậy?
-Có khi vì một nguyên do nào khác, biết đâu.
-Còn nguyên do nào nữa ngoài tình thương? Chưa chi Phiến đã bi quan rồi. Ít ra, trên đó, Phiến biết chắc tương lai của mình.
-Mọi chuyện đều có sự xếp đặt của định mệnh. Mi tin định mệnh không Thục?
-Không hẳn. Những lúc gặp bế tắc, tao cho là tại “cái số”…
-Bây giờ ta đang tin vào định mệnh. Cứ nhắm mắt như người ngủ trong rừng. Khi mở mắt ra, định mệnh sẽ ở trước mặt.
Thục cười giòn:
-Một ông hoàng tử chăng?
-Ta không mơ ước chuyện đó đâu, nhỏ ạ.
Thục lại dắt xe. Hai đứa đi dọc theo bờ sông. Có lúc tôi nghe như da mặt mình có những bụi nước li ti bám vào lành lạnh. Có lẽ gió mang tới. Ánh đèn từ trên cao tỏa xuống một khoảng sông, mặt nước đục lờ. Những bóng cây chao đổ, thả dài, Hai chiếc bóng của tôi và Thục cứ lướt tới chậm chạp theo từng bước chân đi. Nếu Thục không tới kéo tôi đi, có lẽ giờ này trong ngôi nhà chật hẹp đó, tôi đang tìm một góc nào để ngồi khóc một mình, không để ai thấy. Hoặc tôi đang sắp xếp lại va ly, những cuốn sách, những đồ dùng lặt vặt. Hay là tôi ra ngoài bờ mương ngồi nghe mùi đất ẩm xông lên, mang theo mùi hương hoa nhài thơm ngát cùng với mùi của những chiếc lá mục chung quanh. Ngày mai tôi một mình lên xe về thành phố khác, sẽ sống một hoàn cảnh khác, một đời sống khác. Tôi có cảm tưởng chỉ ngày mai thôi, mọi thứ sẽ thay đổi hết. Và cảm tưởng này làm lòng tôi bâng khuâng chen lẫn với một chút cuống quýt, bàng hoàng. Ngay bây giờ, tôi muốn có một giấc ngủ bình yên, để sáng mai trở dậy, lên đường.
-Tiễn Phiến bằng một ly nước dừa quay với đậu xanh nhé. Mình đi tới quán kem đằng kia đi.
Tôi lẳng lặng đi theo Thục ra khỏi cổng công viên. Hai đứa băng ngang con đường. Tôi bỗng bồi hồi như thấy được những con sông đang lặng lẽ chìm khuất phía sau lưng.
Chọn chiếc bàn trong góc quán, hai đứa ngồi nhìn qua cánh cửa chắn bằng lưới mắt cáo để thấy mặt nước lóng lánh ánh đèn bên dưới. Người hầu bàn đem hai ly nước tới đặt trước mặt hai đứa.
Thục ngậm vào ống hút, tủm tỉm cười:
-Uống đi mi, để nhớ.
-Có khi nào uống để quên không?
-Có chứ. Nếu Sàigòn biến mi thành con người bội bạc.
-Ta sẵn sàng ca bài “sang ngang” ướt át cho mi nghe
Hai đứa vừa ngậm ống hút hút nước dừa, vừa cười. Quán kem này quen thuộc với bọn học trò chúng tôi. Kem ở đây luôn luôn có nước cốt dừa, những thìa kem lạnh, béo ngậy nước cốt dừa và thơm mùi trái cây, chắc chắn sẽ làm tôi nhớ chết được. Nhạc trong quán đang phát ra những lời buồn nhắc nhở kỷ niệm. Tuy vậy, không làm tôi buồn bằng khi nhìn vào đôi mắt Thục. Mặc dù hai đứa vẫn cười nói huyên thuyên, nhưng mắt đứa nào cũng long lanh chực khóc. Tại sao không? Khi hai đứa đã có nhiều những năm tháng để sống với nhau hơn cả ai khác trong gia đình. Tôi quyết định bất ngờ thật, đúng như Thục nói. Bây giờ ngồi đây nhìn xuống mặt sông, phía bên kia là những ngôi nhà sàn in bóng rồi một đêm nào đó trăng thả ánh vàng xuống đầy mặt nước. Ôi chao là thương nhớ. Có lẽ tôi cũng đang hối tiếc và se lòng một chút khi nghĩ rằng từ ngày mai tôi đã rời khỏi nơi đây.
-Mai mốt có phim mới nhớ đi xem giùm tao, Thục nhé? – Tôi nheo mắt nói.
-Tao sẽ mua hai vé, dành cho mi một chỗ ngồi.
-Chắc không? Hay có anh chàng nào ngồi thế vào đó?
-Tao chung tình lắm mi ạ. Mi đi rồi ta nhớ mi bắt ốm tương tư.
-Nhặt lá me trước cổng trường biên thư cho ta nhé.
-Sẽ gởi cho mi một mùa lá me bay vàng mặt đường.
-Cho gửi lời chào những người quen của mi trước cổng trường mỗi tối. Khi nào “có gì” nhớ biên thư cho ta biết với.
Thục trầm mgâm:
-Năm nay, mùa hè, ai đi với ta vào vườn thăm mùa trái cây?
-Khối đứa đi với mi, Thục ạ.
-Nhưng làm sao có đứa nào thay thế được mi?
-Ta sẽ cố gắng về trong mùa hè. Cố gắng về kịp mùa trái cây.
-Chờ hoài không thấy mi về, ta sẽ ra bến xe mỗi chiều ngồi khóc.
Hai đứa lại cười khúc khích như chỉ là chuyện đùa mỗi ngày. Uống hết ly nước dừa to lớn, tôi no như nỗi buồn đầy tràn trong trái tim nhỏ bé của mình. Thục trả tiền rồi bắt tôi ngồi lên phía sau cho nó chở. Hai đứa đi lòng vòng quanh thành phố,
Like để ủng hộ YenBai.Mobi:
