|
BÁ CHỦ TAM QUỐC
Bá Chủ Tam Quốc là game chiến thuật "quốc chiến". ![]() |
qua cầu, chạy thẳng xuống một con đường đầy bóng tối. Thục lại quay xe về. Ngang trường học của hai đứa. Lê Ngọc Hân nằm đó, im lìm dưới những tán me già. Khu nhà phía sau trường mỗi buổi trưa bay sực nức mùi thức ăn làm đứa nào cũng đói bụng, hít mũi lia lịa. Dãy lớp nào có “ma”, cầu thang nào lạnh tanh mỗi buổi sáng sớm. Nhà để xe, ông gác dan già quen thuộc tóc muối tiêu ngồi ngủ gục giữa hai cánh cổng. Những gương mặt bạn bè, tình thân thiết giữa các cô thầy giáo và lớp học. Những mùa hội diễn, những đêm thức khuya làm bích báo, những kỳ thi gian nan. Tất cả, ngày mai tôi sẽ bỏ lại hết sau một chuyến xe lên đường.
Thục đưa tôi về tới nhà. Nó không vào. Hai đứa chia tay bên hai đầu cầu. Thục dặn:
-Sáng mai nhớ chờ tao tới rồi hãy đi nhé. Có biên thư cho tao thì biên sẵn đi, một bức thư thật dài nhé.
Tôi cười:
-Làm như mi là người yêu của ta không bằng. Hở ra một bước là biên thư. Miễn.
Thục yên lặng quay đi. Tôi thấy nhỏ ấy lên xe đạp đi với cái bóng thấp thoáng giữa hai dãy rào dâm bụt bông đỏ và dưới những tàu lá dừa đong đưa. Tôi lủi thủi vào nhà, bất chợt ngửi thấy mùi hoa sen trong đêm thoang thoảng.
Tôi thức dậy rất sớm, loay hoay mãi với cái va ly nhỏ và trăm thứ lặt vặt ngổn ngang. Tại sao tôi tham lam thế? Tôi chỉ muốn đem theo hết từ đôi guốc đứt quai cho tới chiếc gối nằm đẫm nước mắt mỗi đêm.
Mẹ tôi thấy vậy nói:
-Con chỉ mang theo quần áo, sách vở học, những đồ dùng thật cần thiết thôi. Còn thì phải bỏ lại. Lên đó, dì Phương sẽ mua sắm cho con những thứ khác. Mang theo làm gì cho chật chội và nặng nề?
Tôi cười buồn:
-Con còn muốn mang theo cả đôi guốc đứt. Nó làm cho con bùi ngùi khi nghĩ rằng con phải bỏ lại những gì đã gần gũi quen thuộc quá với con.
-Rõ lẩn thẩn. – Mẹ tôi chép miệng nói.
Bà đâu có hiểu tâm trạng của tôi bây giờ, đứa con gái lần đầu tiên rời gia đình về một nơi ở lạ. Những vật gì cho dù là tầm thường nhất trong ngôi nhà này cũng đầy vẻ quen thuộc trìu mến mà tôi cần có. Nếu tôi có thể hái theo những cái hoa sen dưới ao kia, tôi cũng sẽ không ngại ngùng gì mà chẳng mang đi.
Mẹ tôi nấu nước pha cho tôi ly cà phê sữa. Bà nướng lại bánh mì và bắt tôi ăn. Vừa ăn tôi vừa nghe bà nói chuyện về dì Phương. Căn dặn tôi đủ điều khi lên trên đó. Tôi nghe mà tưởng chừng mình sắp khóc đến nơi. Miếng bánh mì đang nhai bỗng nghẹn ngang cổ. Có nghe những lời dặn dò của mẹ trong buổi sáng hôm nay tôi mới biết bà thương tôi nhiều lắm. Giữa mẹ tôi và tôi, cho đến lúc này mới thể hiện được hết tình mẹ con cốt nhục. Bà nói nhiều, nhưng tai tôi lùng bùng và mắt nhòa đi. Tôi cắn môi ngăn những giọt nước mắt sắp trào ra. Thế là từ đây tôi như con chim nhỏ bay ra đời một thân một mình, xa khỏi sự chăm chút của mẹ tôi rồi sao?
Dượng Tư còn ngủ, các đứa em của tôi cũng vậy. Ngôi nhà này sáng hôm nay tự nhiên vắng lặng lạ thường. Chỉ có hai mẹ con tôi ngồi ở chiếc bàn ăn cơm dưới ngọn đèn xanh mướt. Bên ngoài có tiếng gió thổi luồn qua vườn cây, trời lành lạnh. Tôi đã sửa soạn xong, chỉ còn chờ Thục tới đưa tôi ra bến xe. Tôi nhìn quanh căn phòng lần cuối, như muốn thu hết vào trí nhớ những đồ vật sắp sửa bỏ lại. Tôi thu cả hình ảnh của mẹ tôi vào tim óc.
-Bạn con bao giờ tới?
-Dạ, chắc nó cũng sắp tới.
-Mới đầu mẹ định đưa con ra bến xe.
-Con đi một mình cũng được mà mẹ. Nhỏ bạn sẽ đưa con đi.
Mẹ tôi chép miệng:
-Ừ, như thế cũng được. Ðưa con đi mẹ cũng chẳng biết nói gì hơn. Khi nào có được nghỉ thì xin phép dì Phương về chơi với mẹ. Mấy đứa nhỏ chắc nhớ con.
Tôi cắn môi cho khỏi bật khóc. May quá, lúc đó Thục lại tới. Tôi nghe tiếng xe của nó dắt rè rè trong sân vội chạy ra mở cửa. Thục giúi vào tay tôi một gói giấy có thắt nơ hồng cẩn thận. Nó nói:
-Quà cho Phiến đó. Hãy bỏ vào va ly. Khi nào về đến trên đó hãy mở ra nhé.
Thục vào nhà chào mẹ tôi. Trong lúc đó tôi bỏ món quà cûa Thục vào valy. Không còn chỗ nào cho cái gói giấy nữa nhưng rồi, cuối cùng, tôi vẫn tìm được cho nó một góc trong bao nhiêu thứ vụn vặt riêng tư. không biết nhỏ Thục gửi cho tôi cái gì? Con nhỏ hay có những món quà bất ngờ như thế. Từ xưa tới giờ Thục vẫn hay gửi cho tôi những món quà nho nhỏ, như cây viết tôi đang có chẳng hạn, đó là một cây viết máy có khắc tên Thục. Nó làm quà cho tôi hôm sinh nhật năm mười bảy tuổi.
Thục hỏi:
-Ði bây giờ chưa mi?
Tôi nhìn mẹ tôi. Bà nói:
-Thôi con đi đi.
-Con phải chào Dượng Tư.
Mẹ tôi nhìn vào trong buồng, lắc đầu:
-Thôi để mẹ nói lại.
Tôi tới giở mùng mà nhìn lại từng đứa em cùng mẹ khác cha với mình, trong số đó có một đứa em gái tôi thương nhất. Nó còn ngủ say. Tôi cúi xuống nhè nhẹ hôn lên má nó và tự nhiên thấy ngượng với mình.
Tôi chào mẹ tôi lần nữa, rồi cúi xách chiếc va ly nhỏ đi theo Thục. Mẹ tôi đưa tôi ra cửa. Bà đứng lại trong sân. Cuối cùng bà chỉ dặn một câu được lặp đi lặp lại nhiều lần:
-Lên trên đó nhớ biên thư về cho mẹ nghe.
Tôi dạ nhỏ, đi nhanh theo Thục. Tôi không dám nhìn lại phía sau. Ở đó, hình ảnh của mẹ tôi mờ nhạt trong bóng tối. Ngôi nhà tôi đã từng sống – dù tạm bợ, trong những ngày thơ ấu. Cây trứng gà đang mùa trái, ao sen thơm ngát, khoảng sân tôi đã trồng nhiều hoa mười giờ. Tôi cắn môi cố bảo với mình: đừng khóc Phiến ạ, mi khóc là mi chùn bước. Tôi đưa tay đỡ một tàu lá chuối non khi bước qua cầu. Tàu lá sũng nước làm bàn tay tôi lạnh giá. Sương đêm còn đọng nhiều trên lá cây. Không khí lạnh gây gây mùi cỏ.
Thục ngồi lên xe. Tôi ngồi phía sau nó, va ly ôm nghiêng một bên. Nó quay lại dặn:
-Khi nào mỏi tay thì nói mình ngừng xe, đổi va ly sang tay khác.
Tôi nói:
-Không mỏi đâu. Mi chạy đi.
-Mi đem theo những gì mà xem chừng cái va ly nặng trịch thế kia?
Tôi cười buồn:
-Gần hết.
-Chỉ khéo lo. Lên trên đó mi sẽ có đầy đủ những gì mi muốn.
Ai cũng nói với tôi như thế. Nhưng biết đâu được. Những món đồ yêu dấu đầy kỷ niệm của tôi làm sao tôi bỏ lại được…Thục đạp xe ra đường. Tôi đã bỏ xa con ngõ vào nhà với những cây dừa trái đỏ, hai dãy rào dâm bụt bông đỏ thắm buông rũ xuống thành những quả chuông dễ thương. Hồ chứa nước của tỉnh lỵ nằm phía bên tay mặt tôi. Cái hồ rộng lớn, nước xanh rờn vào buổi trưa, bây giờ hãy còn chìm trong bóng tối. Phía sau tôi là phi trường, một vài khi tôi thấy những chiếc trực thăng đậu trong đó. Và hướng trước mặt tôi là bến xe. Con đường không được tráng nhựa và những viên đá xanh nhọn hoắt làm tôi ghê gai và làm chiếc xe đạp cûa Thục nhảy chồm chồm mấy lần suýt ngã. Con đường mãi tới đầu ngã ba mới có đèn. Nhưng tôi nhắm mắt cũng nhớ từng cục đá, từng gốc cây, từng ngôi nhà quen đã bỏ lại.
Thục nói:
-Sáng nay trời lạnh ghê.
Tôi cười khúc khích:
-Vậy mi có quyền…viết nhật ký nói ta đưa nhỏ Phiến đi trong một buổi sáng còn đầy hơi sương.
Thục thêm vào:
-Sương thu và gió lạnh?
-Bao giờ viết nhật ký nhớ xé ra một tờ gửi lên cho tao xem, mi nhé.
-Ở đó mà thèm xem. Thiếu gì người tán hươu tán vượn làm mi quên ta.
Tôi cười:
-Ma lem ai mà thèm tán. Tao sẽ cô đơn suốt đời để gọi là chung thủy với mi đó Thục ạ!
-Nghe tin mi…có bồ, chắc tao nhảy xuống sông tự tử. Hay qua Cồn Phụng ăn chén cơm chay, uống nước sông giải oan lời thề.
-Á, à nhớ qua thăm hàng gỏi cuốn bên đó giùm tao.
-Bây giờ có nhỏ nào rủ qua đó chụp hình ta nhớ mi chết thôi. Nụ cười của mi đó, chiếc răng khểnh đâu bẻ đưa đây cho ta làm kỷ niệm.
Hai đứa cười vang. Chỉ khi tới ngọn đèn đầu đường tiếng cười mới im được. Cứ vậy đi Thục. Hãy nói với nhau những chuyện vui, chọc cho nhau cười. Bây giờ mà nói chuyện buồn và hai cái mặt đưa đám buổi sáng thì chỉ có nước…khóc mà thôi.
Thục nói:
-Mi đi chuyến sau để hai đứa còn đứng với nhau thêm một chút nữa chứ?
Tôi gật đầu.
Thục nói:
-Vào quán ăn phở.
-Ăn sáng rồi. Mẹ bắt ăn. Nhưng mi mời chẳng lẽ ta từ chối. Nhưng ăn hủ tiếu Mỹ Tho đi, kẻo lên đó thèm bắt nhớ.
Hai đứa vào một ngôi quán bên cạnh bến xe. Còn sớm nên quán chỉ lưa thưa vài người đàn ông đạp xích lô ngồi nhấm nháp cà phê, tán gẫu, vẻ nhàn hạ thong thả.
Thục dựng xe ngoài cửa. Tôi xách va ly theo nó đi vào trong. Chúng tôi thích ngồi chiếc bàn trong góc quán. Ở đây đặc biệt chỉ có hủ tiếu Mỹ Tho. Thỉnh thoảng bọn tôi vẫn rủ nhau ra đây ăn. Cả bọn bao quanh một chiếc bàn tròn lớn, những cái miệng đua nhau nói, những bàn tay giành giựt mấy dĩa giá sống, rau cần, ngò tây…con gái họp lại với nhau đúng là cái chợ, nhưng tách riêng rẽ từng đứa một thì ngậm im như tảng băng trôi. Giã từ Lê Ngọc Hân, những đứa bạn nhỏ áo dài trắng, guốc gỗ kéo lê trên đường, những quán ăn thường lui tới, nơi nào có gì ngon, lạ, những chủ nhật lang thang trong vườn hoặc xuôi đò sang Cồn Phụng. Những giờ nghỉ bất thường của một ông giáo sư nào đó, cả bọn kéo nhau vào vườn ông Khánh, một sở thú bỏ túi, nhìn những con thú nuôi trong chuồng, nhìn hoa kiểng, cây trái. Những buổi tối đi ăn chè về ngang một cây vú sữa trĩu cành, cả bọn tìm cách hái trộm chia nhau ăn, nói cười rộn rã. Học trò tỉnh lỵ đó. Thời con gái của tôi đã vang những bước chân nơi đây, những mùa mưa đi qua, những chiều nắng muộn. Áo trắng qua đường thắp sáng những khu phố đìu hiu, quạnh quẽ. Bạn bè của tôi ở Lê Ngọc Hân chắc sẽ nhớ
Like để ủng hộ YenBai.Mobi:
