|
BÁ CHỦ TAM QUỐC
Bá Chủ Tam Quốc là game chiến thuật "quốc chiến". ![]() |
rằng: “Thật ra, tao so với con chó còn có phần ti tiện hơn”. Nhưng lúc ấy tôi chỉ là một đứa trẻ, trái tim còn quá non nớt để chịu đựng sự sỉ nhục lớn đến vậy. Vật ngã thằng Bình xuống, tôi ngồi đè lên người nó, đấm đá túi bụi, mỗi đòn nện xuống là một câu.
“Câm miệng! Câm miệng ngay cho tao!”
Túm chặt đầu thằng Bình, không ngừng nhằm vào mặt nó mà đấm. Đấm đến khi toàn thân rã rời, tay tôi đau nhức.
Tôi không còn phân biệt được đâu là máu của nó, đâu là máu của tôi. Đâu là nỗi đau của nó, đâu là vết thương của mình.
Thằng Bình không chịu thua. Vẫn cố sức gào lên.
“Mày là đồ trộm cắp!”
Bấy giờ lũ bạn nó đi qua, ngay lập tức liền xông vào. Không biết phải trái đúng sai hợp sức đánh tôi.
Tôi vẫn đánh. Sáu, bẩy đứa xúm lại lôi tôi ra, cố sức tách tôi khỏi thằng Bình. Mặc cho bọn chúng đánh, nhất quyết tôi không buông nó ra.
Đòn giáng xuống như mưa trút, tưởng chừng bầu trời trên đầu tôi chỉ còn là một màu đen kịt.
“Cho mày chết! Chết đi!”
Bọn chúng cười, nhổ nước bọt vào mặt tôi.
Lòng tự tôn bị đả kích tới cực điểm. Vơ một hòn đá kế bên, tôi ném thẳng vào chúng nó. Thằng Bình bị thương nặng nhất không kịp tránh, nó ngã vật xuống, máu chảy ròng ròng.
Thấy hành động của tôi, mặt đứa nào cũng tái xanh, chạy mất dạng.
Tôi nhìn thằng Bình nằm trong vũng máu, bất giác cười lớn hơn. Một sự thích thú chảy ra từ sâu thẳm, dần ăn mòn phần nhân tính ít ỏi của tôi.
“Bạn bè thì sao chứ, mày bị đánh đến chết, việc chúng làm cũng chỉ là bỏ chạy mà thôi…”
___
Lết người về đến nhà sắc trời đã chạng vạng, bố tôi cầm sẵn cây roi, đứng trước phòng khách ra lệnh tôi qua đó. Vú Vân một bên ngăn cản người đàn ông cục cằn, một bên khuyên nhủ tôi đủ điều nhưng tôi vẫn trơ lì đứng im, còn tự thấy việc mình làm rất đúng đắn.
Hai mắt ông ta đỏ ngầu, vung cây roi lên, một phát lại một phát hét.
“Mày biết sai chưa?”
“Con không sai! Không sai! Nó là giáo viên thì được phép đánh học sinh, bố là bác sĩ thì được phép đánh con trai của mình chắc. Luật này ở đâu ra? Đâu ra?”
“Thằng mấy dạy, dám cãi này!” Đòn roi liên tiếp quất trên lưng tôi, chân tôi, không biết qua bao lâu ông ta mới dừng tay, vứt roi xuống đất thở hồng hộc.
Tôi nhếch mép mỉa mai: “Bố đánh chán tay chưa, có cần con cất hộ không?”
“Mày giỏi lắm, tao không dạy được thằng con như mày!”
Tôi nhìn chằm chằm cây roi, dùng chút sức tàn điên cuồng bẻ gãy nó, cho nó nát vụn ra, dám làm đau tôi! Mẹ nó, làm đau tôi!… Căn phòng tối đen chỉ còn tiếng nứt gãy và âm thanh thút thít nho nhỏ. Mẹ ôm lấy tôi, chặt đến mức khiến tôi ngạt thở, những vết thương cùng lúc lan tràn sự đau đớn tê dại ra toàn thân. Nhưng tôi không khóc, chỉ biết nghiến răng chịu đựng.
“Ông trời, sao tôi lại sinh ra đứa con hư đốn thế này…”
“Con ơi con,… con có mệnh hệ gì, mẹ biết phải làm sao đây…?”
Mẹ tôi có câu hỏi của mình, tôi cũng có câu hỏi của riêng tôi. Rõ ràng người bị đánh là tôi, vì lý gì bà lại khóc đến thật thương tâm?
Hướng mắt nhìn xuyên qua ô cửa kính trong vắt, từng bông pháo hoa nối tiếp nhau tô điểm trên tấm màn trời đen thẳm. Âm thanh rộn ràng, ánh sáng diễm lệ tới nỗi tôi ngỡ mình lầm tưởng. Trên đời này có bao nhiêu thứ giống pháo hoa… nhiệt thành đến rạng rỡ rồi cũng có lúc lụi tàn theo mây khói…
.
.
.
Trong ngày Tết năm ấy, thế giới của tôi từng thứ từng thứ theo thời gian dần bị xóa sổ, từ “học hành”, “niềm tin”, đến “gia đình”, “bạn bè”… một chút cũng không mảy may sót lại.
CHƯƠNG2: KẺ BỊ VỨT BỎ
Có một loại quan tâm xuất phát từ trong tim, có một loại yêu thương hiển hiện như điều dĩ nhiên. Càng quen thuộc thì càng sợ có một ngày sẽ mất đi. Vậy nên từ trước đến nay đối với những thứ mình sợ hãi, con người ta thường theo bản năng lẩn trốn.
Hôm sau, tôi bị đuổi học.
Kể từ khi biết tin tối ngày bố bận bịu với những cuộc điện thoại, tôi nằm trong phòng, cuộn người vào ổ chăn cố gắng không để cho âm thanh phiền chán ấy chui vào tai, ấy thế mà có ngăn được việc vú Vân luôn miệng truy hỏi. “Có đau không?” “Ai đánh con?”, “Vì sao con đánh bạn?” Là một trong hàng tá câu vú thường xuyên nhắc tới, nhiều đến nỗi đầu tôi muốn nứt ra.
Tôi ghét nhất bị làm phiền, nếu gặp phải người khác, dù có cạy miệng tôi cũng chả hé răng nửa lời. Đằng này vú Vân một tay chăm sóc tôi từ nhỏ, đã thế bà lại dùng nước mắt và vẻ quan tâm đến dung túng làm tôi không sao tránh nổi.
Bổn tính khoe khoang sẵn có pha lẫn tự hào, tôi quên thương tích trên người nói rằng mình đã đánh rất nhiều đứa, lại còn đập vỡ đầu một thằng.
Vú Vân quay mặt đi, không nói câu gì.
Tôi nói: “Đau đớn người khác gây ra, tôi phải trả lại chúng gấp bội, thậm chí khiến chúng không kịp hối hận!”
“Khi một người hành động vô phép tắc dẫn đến hậu quả đả thương người khác, con biết ai sẽ là người đau lòng nhất không?”
Tôi tỉnh bơ: “Thắng làm vua, thua làm giặc. Đương nhiên thằng Bình là đứa bị đòn đau nhất chứ ai”
“Con à, con sai rồi, người khổ sở nhất vẫn là cha mẹ của đứa trẻ ấy”
Tôi dĩ nhiên không tin, nhưng vì nể bà nên tôi chẳng thèm phản bác. Con người là loài động vật có trí não phát triển bậc nhất, cũng ích kỷ nhất. Mồm cứ leo lẻo yêu cái này, yêu cái kia, không màng tính mạng để bảo vệ một người,… kỳ thật thứ mà họ yêu thương trân trọng nhất không ai khác ngoài chính là bản thân họ đấy sao?
“Nếu một ngày con bị người ta đánh, con cảm thấy thế nào?”
“Có gan đánh người thì cũng có gan chịu đòn, thôi vú ra ngoài đi, tôi mệt lắm rồi!”
Bà chần chừ chốc lát mới đứng dậy, nhẹ giọng.
“Sau này lớn lên con sẽ nhận ra một điều. Tổn thương con gây ra cho người khác, cả đời họ cũng không quên… và cả đời này con cũng không thể tha thứ cho bản thân mình”
Gì chứ? Tôi có điên đâu mà phải tự dằn vặt mình, lợi ích bản thân phải đặt lên hàng đầu, tôi đã muốn thì người khác đừng hòng xen vào. Sai thì sai đến cùng đi, tôi đây cũng chẳng lấy hơi đâu mà hối với cả hận.
Nằm bẹp dí trên giường, tôi nghiệm đi nghiệm lại đến chán ngấy với những câu triết lý vớ vẩn của vú Vân, may cho bà ta là đã đi trước lúc tôi kịp nổi quạu lên.
Ba ngày sau, tôi đứt ruột từ bỏ phút giây tự do ngắn ngủi, nặng nề cắp sách đến trường.
Việc đầu tiên khiến tôi thoải mái là thằng Bình biến mất như bị bốc hơi.
Không ai nói gì về sự việc lần đó, bọn học sinh nhìn mặt tôi đều né dạt sang một bên, cũng chả ai nhắc gì về việc kia nữa. Hệt như miệng bọn họ bị dán bởi một lớp băng dính, vừa định mở liền đau đớn đành phải ngậm chặt vào. Mãi sau tôi mới biết ông bố kính yêu của tôi đã dùng tiền bịt miệng gia đình thằng Bình Gấu. Tiền là một thứ thật kỳ diệu, biến lương tri thành vô tri, cũng biến một người bình thường trở thành một người câm… Sau khi lĩnh hội điều này, tôi vẫn thường xuyên lạm dụng sức mạnh đáng kinh ngạc của nó để làm nhiều việc đáng xấu hổ.
***
Để chuẩn bị ngày sinh nhật sắp tới của tôi, cũng như mọi năm vú Vân là người duy nhất có mặt. Trẻ con hồi bấy giờ trước sinh nhật mấy ngày thường có một điều lệ là truyền qua tay những tấm thiệp mời nho nhỏ, bên trong ghi rõ địa điểm và thời gian tổ chức. Tôi ngồi một góc, nhìn chúng không chuyển thiệp mời cho nhau, từ đầu lớp xuống cuối lớp đứa nào cũng có, ngoại trừ tôi. Nếu nói chả quan tâm việc vặt đấy hoàn toàn là dối trá. Tôi cũng là trẻ con, từng chờ mong có ai đó mời mình dự sinh nhật, hy vọng rồi tất yếu thất vọng, nhưng việc ấy theo thời gian dần pha nhạt. Lớn thêm chút nữa, nhận thấy bản thân dù gì cũng không hoàn toàn là một thành viên của lớp, vả lại tính tôi trầm mặc, có phần u ám, bọn nó sợ chẳng dám lại gần.
Chỉ là mỗi lần đi qua tiệm bánh kem, nhìn người ngày người kia đưa con bọn họ đến mua bánh, bọn chúng khác nhau nhưng đứa nào đứa nấy đều chung một vẻ mặt vui mừng. Lòng tôi dâng lên một nỗi khát vọng mong manh, chợt đến chợt đi trong chớp mắt. Chứng kiến hết gia đình này rồi gia đình kia, hết năm này sang năm nọ họ quây quần bên nhau, hạnh phúc vui vẻ. Cái không khí ấp áp ấy như lan tỏa ra không trung, tách biệt hẳn với thế giới của tôi. Tôi nhìn thấy, nghe thấy những lời họ nói nhưng không hề cảm nhận được. Có thể vì họ bên trong nhà, tôi ở ngoài trời, hay vì ngoài trời lạnh quá, ấm áp thế nào đối với tôi cũng quá xa vời… Ngăn cách tôi với thế giới náo nhiệt này không phải qua lớp của kính trong suốt kia, mà là thật nhiều lớp vỏ tôi tự tạo ra để bao bọc mình tránh khỏi tổn thương. Năm tháng qua đi, tôi sống như một cái cây non yếu thối rữa từ gốc. Càng phát triển, diện tích nhiễm bệnh càng tăng. Nếu kịp thời phát hiện, khéo léo chặt lấy cành khỏe mạnh, chuyển giao sang một khu đất mới, cái cây lớn lên vẫn khỏe mạnh bình thường. Nếu biết mà vẫn bỏ mặc thì cái cây sẽ chết dần chết mòn với cái ruột rỗng tuếch. Tôi lớn lên với cái xấu xa ăn sâu xương tủy, chạy qua từng dây thần kinh. Khi có người phát hiện, muốn chữa trị nó thì bệnh dịch đã thấm tận tới tim rồi…
Tiết trời buốt giá, tay tôi đông cứng nắm chặt chiếc hộp mà năm nào bố mẹ cũng gửi đến tận trường, nói họ rỗi việc cũng không sai bởi họ
Like để ủng hộ YenBai.Mobi:
