|
NPLAY – TIẾN LÊN, XÌ TỐ
TIẾN LÊN, MẬU BINH, XÌ TỐ, BÀI CÀO, BẦU CUA, XÌ DÁCH, PHỎM ![]() |
họ chắc chắn sẽ nói rằng mình “làm trò”.” Nói đến đó, Tây nghẹn ngào chẳng nói được gì hơn. Kể từ lúc ấy, trên đường về, hai người lặng lẽ bước bên nhau…
Hồi lâu, Giai chẳng nói gì, bởi không thể phủ nhận rằng lời Tây nói cũng có lý. Từ khi còn yêu Đoạn, Giai cũng thường xuyên một mình một bóng, Khải Đoạn quá bận rộn, rất ít khi đi cùng Giai, nhưng những lúc ấy, dù cuối tuần chỉ có một mình trong căn biệt thự rộng lớn, Giai thường nghe nhạc, xem phim, lên mạng, ngâm mình trong bồn, rồi làm gì đó ăn, cũng có lúc chẳng buồn làm gì, mặc bộ quần áo ngủ rồi lượn đi lượn lại trong phòng cũng tốt. Trong chuyện tình cảm thì không có chỗ cho vật chất xen vào, điều này không phải lúc nào cũng đúng, chỉ vì một phút tức giận mà trả lại tất cả nhà cửa xe cộ, giờ nhìn lại mới thấy hành động dại dột. Nhưng trả cũng đã trả rồi, giờ làm sao Giai đi đòi lại được chứ? Sáu năm luôn ở bên anh ta đó cũng có thể coi là một cuộc mua bán mà. Thực tế, Đoạn cũng đã chủ động đề nghị đưa ra các điều kiện. Hôm đó, từ trạm công an Thuận Nghĩa đưa Tây về, Đoạn tiễn Giai về nhà nơi Giai đang ở. Quả nhiên, anh ta không thể ngờ rằng nơi Giai ở lại cũ kỹ và tồi tàn đến thế. Đứng trong phòng của Giai, anh ta nói rằng, anh ta đặt cho Giai hai điều kiện: một là anh ta sẽ không ly hôn, hai là cả hai sẽ tiếp tục mối quan hệ như trước và Giai muốn gì được nấy. Từ trước đến giờ anh ta chưa bao giờ nói vậy, anh ta luôn khiến Giai tin rằng hôn nhân chính là đích đến cuối cùng trong cuộc tình của họ. Giai chỉ lạnh lùng trả lời rằng điều kiện của Giai là kết hôn và sinh con. Khải Đoạn nói rằng: “Sinh con thì có thể nhưng kết hôn thì… chẳng qua chỉ là một tờ giấy thôi mà.” Ví như vợ của Đoạn vậy, có được tờ giấy đó nhưng được gì đâu. Một năm thì bốn phần năm thời gian là Đoạn không ở nhà, tết đến phải về nhà nhưng Đoạn vẫn người một nơi trái tim một hướng. Từ tờ giấy kết hôn đó, vợ anh ta chỉ có được một sự đảm bảo là cơm no áo ấm và một cái danh phận còn chẳng có được gì vui vẻ cả. Ngay đến “chuyện chăn gối” cũng không có được. Họ đã ly thân nhiều năm nay… Giai đành ngắt lời Đoạn đang thao thao bất tuyệt rồi nói với anh ta từng từ từng từ một: “Tờ giấy đó không chỉ có nghĩa là cơm no áo mặc hay danh phận, mà còn đảm bảo cho một người phụ nữ được xã hội công nhận và được mọi người tôn trọng, chúc phúc.” Đoạn lúc ấy bắt đầu nhắc lại cái lý thuyết mà anh ta đã nói với Giai cả ngàn lần rằng: “Đó chỉ là ý nghĩ mà bất kỳ cô gái nào cũng nghĩ, là ý muốn biến tình cảm thành hiện thực, còn cái mà anh cho em…” Giai lại ngắt lời rồi đẩy Đoạn ra khỏi nhà, đẩy tất cả những gì mà tiền bạc có thể đem lại cho Giai.
Chương 7
Tây và Quốc quyết định tranh thủ thời gian nghỉ phép hiếm hoi này để giải quyết tất cả những việc mà lúc trước bận quá không thể làm được. Đầu tiên là việc tới cảm ơn Lưu Khải Đoạn. Anh ta chẳng có họ hàng gì với hai vợ chồng, nhưng đã giúp xin hộ chiếc xe ra khỏi đồn, vì thế đương nhiên phải đến cảm ơn chứ. Nhưng cảm ơn như thế nào lại là vấn đề gây tranh cãi.
Theo quan điểm của Quốc thì căn cứ khả năng cụ thể mà làm, không nhất thiết phải tặng Đoạn món quà gì đó, vì anh ta cái gì mà chẳng có, cần gì cái hai người tặng. Còn theo quan điểm của Tây thì, tặng hay không là việc của mình. Quốc nói nếu phải tặng hay tặng chiếc kiếm mà Hàng cho Quốc như vậy có thể tiết kiệm được một khoản tiền.
“Bao ngoài xé rồi còn tặng làm sao được?”
“Tặng vật bên trong chứ có phải tặng túi ngoài đâu.”
“Tặng đồ vật thì phải tặng cả bao ngoài chứ.”
“Hay tặng chiếc túi Louis Vuitton của em. Chiếc túi đó cũng tốt lắm mà.” Tây tức quá hét to: “Anh biết chiếc túi đó bao nhiêu không hả?”
Quả thật, tặng quà vẫn là một loại văn hóa phải học.
Hôm ấy là ngày cuối tuần, hai vợ chồng rủ nhau shopping cho thư giãn và cũng xem có chọn được thứ gì hay ho không. Hai người dạo một vòng quanh siêu thị xem xét. Quốc cầm lên một bình rượu và xem giá, mười nghìn tệ, mười nghìn tệ đem tặng người ta chẳng để làm gì, Quốc lắc đầu rồi lại đặt bình rượu xuống, toan thuyết phục lại vợ.
“Anh nói rồi, quân tử giao lưu như nước…”
Tây đứng khựng lại nói: “Ý anh là em mang hai bình nước khoáng tinh khiết tới cảm ơn người ta hả?”
“Em đúng là!… Ý anh là chúng ta không cần quá cầu kỳ, nếu không sau này lại phải qua lại nhiều.”
“Cứ cho là sau này không qua lại với nhau nữa nhưng lần này thì sao? Lần này người ta giúp cho chắc là giúp không công đấy? Người ta cứu cho đồng hương của anh cả cái xe hàng đó.”
“Với anh ta đó chẳng qua chỉ là cái phẩy tay.”
“Vâng, chỉ là cái phẩy tay, vấn đề là cái phẩy tay đó hơi lớn. Ông già bà cả ở quê chưa tính tới, đến những người gốc thành phố như chúng ta, đầy ra đấy, nhưng anh ta phẩy tay cho ai và không cho ai là tùy anh ta chọn. Mà khi cần đến cái phẩy tay ấy, anh ta lại giúp mình ngay lập tức nữa.”
“Chúng ta chẳng cảm ơn rồi còn gì?”
“Phải cảm ơn cụ thể chứ!” Ngừng một lát Tây liền nói tiếp: “Việc này là làm cho gia đình của anh, anh phải bỏ tiền ra đấy.”
“Chúng ta cần gì phải thực dụng quá thế! Có rất nhiều cách để bày tỏ lòng biết ơn mà, sao cứ phải tặng quà.”
“Vậy anh nói xem cảm ơn kiểu gì đây?”
Quốc nghĩ rất chân thật: “Mời anh ta bữa cơm!” Trong lòng Quốc nghĩ rằng nếu nhất thiết phải chi tiền thì mua đồ không bằng mời ăn. Vừa ăn lại vừa có thể trò chuyện, biết đâu lại gia tăng thân tình, sau này nếu có việc gì cần cũng dễ mở miệng. Đoạn là con người của công việc, vụ này coi như đầu tư ít vốn ít thời gian cũng đáng mà. Tây hỏi Quốc vậy sẽ ăn ở đâu? Quốc nghĩ một lát rồi nói: “Bên cạnh cơ quan anh có một quán thịt lợn Đông Bắc, em thấy sao?”
Tây cười nhạt: “Rẻ không?”
Quốc khẽ gật đầu: “Chất lượng cũng được! Một đĩa thịt xào cá ướp chỉ có 12 tệ, giỏi lắm thì hết một đĩa lớn.”
“Cho anh biết, anh mời người ta tới đó thì thà không mời còn hơn!”
“Có phòng VIP mà.”
“Đấy mà gọi là phòng VIP hả? Nơi đó gọi là căn buồng không cửa sổ thì đúng hơn!”
“Quan trọng là món ăn chứ. Nếu không hay đến quán thịt nhúng Dương Phương?”
“Còn không bằng món bánh nhân thịt Lão Gia.”
“Cũng được đấy nhỉ? Người như Khải Đoạn cái gì mà chẳng từng ăn. Nói không chắc tôm hùm, thịt voi hay thịt trai biển cũng được ăn rồi ý chứ…”
“Này, anh định mơ mộng trên tận mây xanh đấy hả?” Tây gắt lên: “Không được! Những nơi anh vừa nói nhất định không được! Anh không cần thể diện nhưng em cần!”
“Sao lại không cần? Cứ mời đồ ăn rẻ một chút thì gọi là không cần thể diện hả?”
“Người ta cho mình một quả dưa mình đáp trả hạt vừng, ơn người ta như nước nguồn mình đem báo đáp từng giọt nước, như thế gọi là không cần thể diện.”
“Cái gì mà ơn như nước nguồn? Ai chẳng có lúc cần đến sự giúp đỡ.”
“Cũng vì thế mà anh nên cân nhắc tới việc lại nhờ người ta lần nữa. Lần này mời Khải Đoạn ăn cơm, cũng toàn vì gia đình anh cả. Mà gia đình của anh lúc nào cũng như con dao treo trên đầu chúng ta vậy. bất cẩn là rơi xuống, là gây chuyện. Nếu thực sự lại có chuyện gì đó, chẳng lẽ quỳ lạy van xin người ta hả?”
“Vậy theo em thì mời ăn gì mới không mất mặt?”
“Đắt quá thì thôi đi, anh cũng chẳng có đủ tiền mà trả. Hay tới trung tâm Hồng Công, ăn buffe, mỗi người 199 tệ, ba người không đến 600 tệ.”
“Anh không đi.”
Tây không tin nổi vào tai mình nữa: “Vậy thì tiết kiệm được một trăm hai tệ rồi, anh không đi thì thôi, em đi, một nam một nữ vậy.”
Quốc bình thản đáp: “Anh tin em mà.”
Tây cười nhếch mép: “Anh mà tin em hả? Anh tin em còn em chắc không tin mình đấy! Mà cũng lạ, sao ban đầu em lại mờ mắt chọn người thộn như anh chứ!” Nói xong, Tây ngoảnh đít đi thẳng khiến Quốc phát bực.
“Được được được! Vậy thì mời! Nhưng…”
Quốc nói “nhưng” chính là nhường nhịn Tây một bước: quyết định là sẽ mời Khải Đoạn tới trung tâm Hồng Công ăn, Quốc trả tiền, Tây đại diện mời đi ăn, thời gian do Khải Đoạn chọn.
*
Bố Quốc lên chơi, một mình ngồi hút thuốc chờ trước cửa nhà. Khói thuốc nghi ngút khắp không gian trước cửa nhà. Tây tan làm chưa về nhà ngay, Quốc về trước thấy bố ngồi chờ trước cửa mà lòng bỗng trùng xuống. Một là vì không biết bố lên đây có việc gì, hai là ở nhà có điện thoại mà trước khi lên chẳng gọi điện lấy một tiếng hỏi xem tình hình trên này thế nào đã, mọi người có rỗi hay không? Hôm nay may mà Quốc về trước, nên có thể nói với Tây là bố đã báo trước sẽ lên, chứ nếu Tây mà về trước thì…? Chắc chẳng phải nói nữa!
Câu đầu tiên bố hỏi là: “Vợ con đâu?” Biết được Tây đi làm chưa về bố cuống lên: “Nó không ở nhà dưỡng thai hả?” Quốc vờ như không nghe thấy bố nói gì vội mở cửa mời bố vào. Bố Quốc đứng phía sau nhắc lại câu hỏi thật rõ ràng: “Quốc, nhất định phải giữ gìn đứa bé này đấy, bố xem bói rồi, người ta bảo là con trai đấy!” Quốc vào bếp nấu cơm, bố vẫn nói vọng vào rành mạch từ bên ngoài cửa bếp: “Ba mươi tuổi sinh con, bốn mươi tuổi xây nhà. Mày hơn ba mươi tuổi rồi đấy, nên có con đi là vừa…”
Quốc quả thực không thể
Like để ủng hộ YenBai.Mobi:
